top of page
Tìm kiếm

Hướng dẫn cách chạy xe đạp 2 bánh cho trẻ em hiệu quả

  • dochoitreembroller
  • 6 thg 10, 2022
  • 5 phút đọc

Đã cập nhật: 24 thg 11, 2022

Đi thành thạo được xe đạp 2 bánh luôn là mong muốn của các bậc phụ huynh muốn các con ở nhà mình đạt được. Xe đạp không chỉ là đồ chơi mà còn là phương tiện di chuyển chính của các bé khi đến tuổi đi học và di chuyển gần nhà. Nhưng muốn tập được xe đạp trẻ em 2 bánh thì phải có bài bản và đúng cách thì mới đạt được hiệu quả nhanh nhất. Bài chia sẻ hôm nay chính là dành cho ba mẹ, hướng dẫn cách dạy bé chạy xe đạp 2 bánh hiệu quả nhanh nhất.


1. Chọn xe đạp phù hợp với với độ tuổi hoặc thể trạng của bé



Bé từ 2 - 4 tuổi là lúc có thể có thể tập làm quen với xe đạp được rồi, ở độ tuổi này, ba mẹ nên lựa chọn những mẫu xe đạp ba bánh hoặc có bánh phụ trợ để giúp bé không cần quan tâm đến giữ thăng bằng mà tập trung vào việc làm quen cách di chuyển của xe đạp. Điều này giúp bé dễ dàng hơn trong việc tập luyện xe đạp 2 bánh thông thường.



Cho đến độ tuổi 6 - 8, lúc này thể trạng của bé đã phát triển để phù hợp với việc tập luyện xe đạp 2 bánh thông thường được rồi. Lúc này, bé có thể tự đi mà không cần đến bánh xe phụ để hỗ trợ giữ thăng bằng nữa. Khi mua xe đạp nên dắt bé theo để trải nghiệm và thử tực tế chiếc xe đảm bảo được an toàn cho việc tập luyện sau này.


Nếu bạn mua một chiếc xe quá nhỏ sẽ dẫn đến hiện tượng mỏi tay, mỏi lưng, tư thế ngồi lái không thoải mái trong suốt thời gian tập luyện dẫn đến, còn nếu một chiếc xe quá to với thể trạng của bé thì nguy hiểm rất cao trong quá trình tập luyện vì khi đó bé chống chân không được mỗi khi dừng xe hoặc mất thăng bằng khi lái.


Hầu hết các loại xe đạp trẻ em hiện nay trên thị trường dựa vào đường kính bánh xe theo đơn vị tính bằng inch để tư vấn kích thước cho khách hàng. Mỗi kích thước sẽ phù hợp với một độ tuổi nhất định, nhưng cách xác định đó vẫn không chính xác hoàn toàn do mỗi bé có độ phát triển thể chất khác nhau nên có khi cùng độ tuổi mà bé này sẽ cao hơn bé kia hoặc ngược lại. Tốt nhất vẫn là dẫn bé theo khi mua xe đạp như đã nói ở trên.

2. Đảm bảo an toàn cho bé bằng các phụ kiện

Sau khi chọn được xe đạp phù hợp với thể trạng của bé rồi thì phải đảm bảo được an toàn trong khi tập luyện. Vì vậy cần trang bị một số phụ kiện bảo hộ chuyên dụng trong quá trình tập luyện xe đạp.




Mũ bảo hiểm: Đây là món đồ bảo hộ quen thuộc và cũng là phụ kiện quan trọng nhất để bảo vệ vùng đầu. Mũ bảo hiểm xe đạp khác với các mũ bảo hiểm thông thường, nên ba mẹ cần tìm mua tại các cửa hàng chuyên dụng với tiêu chí mũ phải nhẹ nhưng phải chịu được va đập mạnh, dây thắt chắc chắn thấm hút mồ hôi.


Tấm lót bảo vệ khuỷu tay và đầu gối: Trong lúc tập luyện không may xảy ra té ngã, đầu gối và khuỷu tay chính là 2 bộ phận dễ bị tổng thương khi bé bị ngã nên tâm lót bảo vệ chính là món phụ kiện không thể thiếu.

3. Các bước hướng dẫn bé chạy xe đạp trẻ em 2 bánh

Xe đạp phù hợp và các phụ kiện bảo hộ đã được chuẩn bị xong thì tiến hành hướng dẫn bé đi xe đạp theo các bước sau để đạt được hiệu quả nhanh nhất.



Bước 1: Tìm địa điểm tập luyện phải rộng rãi bằng phẳng và đặc biệt là không có phương tiện giao thông di chuyển qua lại gây nguy hiểm cho bé. Tốt nhất là đến công viên gần nhà hoặc nếu không gần công viên thì tìm một bãi đất trống nào đó cũng được

Bước 2: Tập cho bé giữ thăng bằng trên xe bằng cách hạ yên xuống thấp sao cho khi ngồi lên xe mà bé vẫn có thể chống chân một cách dễ dàng. Lúc này khoang hãy tập cho bé sử dụng bàn đạp mà hãy hướng dẫn bé dùng chân đẩy xuống đường để xe di chuyển về phía trước. Lúc này ba nên chạy sát phía sau để giữ nhẹ vào vai hoặc lưng bé đề phòng xe mất thăng bằng bị té ngã. (Nếu được hãy tháo bàn đạp ra để cho các chòi chân không bị vướng vào).

Bước 3: Để bé ngồi trên và tự đẩy xe bằng hai chân, lúc này ba nên khuyên bé hãy đẩy dài chân về phía sau để xe trượt được dài hơn, cho bé có thời gian giữ thăng bằng lâu hơn.

Bước 4: Sau khi bé đã giữ bé đã quen với việc giữ thăng bằng khi xe đạp di chuyển rồi thì hãy hướng dẫn bé đặt trước một chân lên bàn đạp và chân còn lại chống dưới đất. Từ từ di chuyển một chân trước cho đến thuần thục.

Bước 5: Cuối cùng là cho bé tập với 2 bàn đạp cùng lúc, ba chỉ cần đi sát theo sau và động viên bé có thêm tự tin để có thể thoải mái đạp xe một cách thuần thục.

4. Những sai lầm cần tránh trong lúc tập luyện xe đạp cho bé

Không nên tập xe ngoài đường lớn

Đừng chủ quan rằng có phụ huynh kè kè kế bên hoặc bé còn nhỏ tốc độ đạp xe cũng không quá nhanh nên kiểm soát được. Đó chính là suy nghĩ sai lầm cần loại bỏ ngay đầu tiên trước khi tập xe đạp cho bé để đảm bảo an toàn nhất có thể.

Không quá khắt khe và lớn tiếng

Trong quá trình tập luyện không tránh được tình trạng mệt mỏi khiến bé có thái độ khó chịu khi chưa thành thạo được. Lúc này ba mẹ không nên ép buộc hoặc la mắng còn mà phải nhỏ nhẹ động viên để con không bị áp lực mà không tập xe được.

Sử dụng bánh phụ để hỗ trợ trong lúc tập luyện

Đây là cách hỗ trợ chỉ dùng cho các bé nhỏ dưới 5 tuổi khi làm que với xe đạp. Vì nếu để sử dụng dài lâu thì khiến bé ỷ lại và không chịu tự giữ thăng bằng được, gây khó khăn trong quá trình tập luyện.

Lời kết:

Trên là những tất nội dung hướng dẫn cách dạy bé chạy xe đạp trẻ em 2 bánh hiệu quả. Hy vọng sau bài viết bạn có thể áp dụng thành công đối với con của mình.

Comments


bottom of page